Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Nên hay không ngủ chung khi con đã lớn?

"Con tôi đã 5 tuổi, vợ tôi vẫn muốn con ngủ chung giường với bố mẹ. Không biết việc ngủ chung như vậy có ảnh hưởng gì đến cháu không?".

Hiện nay, do diện tích nhà ở chật hẹp, hiện tượng con ngủ chung với cha mẹ khá phổ biến, trong khi ở nhiều nước, con được ngủ riêng ngay từ khi lọt lòng mẹ. Thực chất, đây là sự khác biệt về nếp sống, chứ không đơn thuần là vấn đề điều kiện ăn, ở...

Tại Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào so sánh những khác biệt về sức khỏe thể chất cũng như tâm lý, giữa hai nhóm trẻ ngủ riêng hoặc ngủ chung với bố mẹ. Tuy vậy, trong quá trình khám chữa bệnh trẻ em, chúng tôi nhận thấy việc để trẻ ngủ chung cùng bố mẹ, nhất là với các cháu ngoài 3 tuổi, thường gây ảnh hưởng tiêu cực, đôi khi là yếu tố góp phần gây nên các rối nhiễu tâm lý ở trẻ.
Có nên ngủ chung khi con đã lớn?



Ở độ tuổi từ 3 đến 6, trẻ rất quấn quýt bố mẹ. Nhưng đến năm lên 6, trẻ bắt đầu nhận ra sự khác biệt về giới, biết mình là người khác giới với bố (mẹ). Việc ngủ chung với cha mẹ có thể gây ra các rối nhiễu tâm lý rõ ràng hoặc tiềm ẩn, trước mắt hoặc lâu dài như: đái dầm, thoái lùi về tâm lý, thiếu tự tin, mặc cảm tội lỗi, dễ lây nhiễm bệnh từ người lớn... Thêm vào đó là những bất ổn trong đời sống chăn gối về phía cha mẹ. 

Xin đưa ra một ví dụ điển hình mà chúng tôi đã gặp: Một bé gái 10 tuổi đái dầm liên tục. Trắc nghiệm tâm lý cho thấy, cô bé ngủ chung với bố mẹ và hay chứng kiến cảnh họ quan hệ tình dục. Em gái này rất yêu bố, song ở tình yêu trong sáng ấy đã xen lẫn mặc cảm có tội với mẹ. Điều đó khiến em luôn sống trong lo lắng sợ hãi, và phát sinh bệnh đái dầm. 

AloBacsi.vn 

Theo BS Phạm Thịnh - Phụ nữ online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét